Monday, April 04, 2016

BIỂN ĐÔNG_ Cuộc thao dượt quân sự Mỹ-Phi bắt đầu với sự tham gia của Nhật, Úc

VOA

Cuộc thao dượt quân sự Mỹ-Phi bắt đầu với sự tham gia của Nhật, Úc

Trung tướng John Toolan, chỉ huy lực lượng Hải quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương nói chuyện với Phó Đô đốc Philippines Alexander Lopez sau lễ khai mạc cuộc thao dượt quân sự chung hàng năm Balikatan 2016 tại Trại Aguinaldo, thành phố Quezon, ngoại ô Manila, ngày 4/4/2016.

Simone Orendain
04.04.2016

Cuộc thao dượt quân sự chung hàng năm giữa Philippines và Hoa Kỳ đang diễn ra với sự tham gia lần đầu của Lực lượng Tự vệ Nhật Bản trong tư cách quan sát viên. Theo tường thuật của thông tín viên Simone Orendain của đài VOA tại Manila, cuộc diễn tập này còn có sự tham gia của gần 100 binh sĩ Úc trong một số hoạt động đặc biệt.

Cuộc tập trận chung Mỹ-Phi năm nay có sự tham gia lần đầu của các nước đối tác của Philippines trong khu vực, những nước lâu nay vẫn thường bày tỏ lo ngại về các hoạt động của China ở Biển Đông. Tuy nhiên, các giới chức ở Manila nói rằng cuộc thao dượt này không nhắm vào bất kỳ nước nào.

Viên chỉ huy của Philippines trong cuộc thao dượt, Phó Đô đốc Alexander Lopez, phát biểu như sau tại cuộc họp báo sau buỗi lễ khai mạc.

"Nhưng cuộc thao dượt này không có mục đích đó. Không có mục đích đó. Xin quí vị tin chúng tôi. Mục đích thật sự của chúng tôi là tăng cường khả năng. Quân đội Philippines là quân đội có ít khả năng nhất trong khu vực và Hoa Kỳ là một người anh lớn đang giúp đỡ cho chúng tôi rất nhiều."

Ông Lopez nói thêm rằng Manila hoan nghênh cơ hội được huấn luyện với những kỹ thuật tiên tiến của Mỹ.

Trung tướng Thuỷ quân Lục chiến Mỹ John Toolan, người chỉ huy lực lượng Mỹ trong cuộc thao dượt, nói rằng Washington muốn thấy ổn định trong khu vực, bao gồm việc ngăn chận một vụ khủng hoảng ở Biển Đông. Ông cho biết biết được những gì xảy ra ở vùng biển này là một mục tiêu hết sức quan trọng của cuộc thao dượt.

"Chúng tôi không có được một bức tranh rõ ràng về những gì xảy ra trên biển một cách liên tục 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần. Cho nên chúng tôi đầu tư vào một số trang thiết bị, một số hệ thống ra đa… nhưng chúng tôi phải có khả năng đó để bảo đảm là chúng tôi có được một bức tranh rõ ràng."



Binh sĩ thủy quân lục chiến Philippines trong cuộc tập trận tấn công đổ bộ trên bãi biển với thủy quân lục chiến Mỹ.

Các giới chức Philippines và Hoa Kỳ cho biết họ cũng muốn tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai.

Quân đội Philippines cho biết khoảng 8.500 binh sĩ của Philippines và Hoa Kỳ đang tham gia cuộc thao dượt có tên Balikatan, có nghĩa là “sát cánh với nhau”. Họ nói rằng từ 80 đến 95 binh sĩ Úc sẽ tham gia các hoạt động diễn tập đặc biệt lần đầu tiên. Và toán quan sát của Nhật sẽ gồm có 8 viên sĩ quan.

Thiếu tướng Rodolfo Santiago, Phó chỉ huy trưởng của Philippines trong cuộc thao dượt, nói rằng các binh sĩ trong cuộc thao dượt đặc biệt có sự tham gia của Úc sẽ tập luyện cách thức bảo vệ một giàn khoan dầu. Tuy không nói rõ trong vùng biển nào, nhưng ông xác nhận là cuộc tập trận đó không diễn ra tại địa điểm khai thác khí đốt duy nhất của Philippines ở Biển Đông.

Philippines, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam có những yêu sách chủ quyền chồng chéo nhau trong vùng biển có nhiều tài nguyên và là hải lộ quan trọng của thương mại thế giới. China nói rằng họ có “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với hầu như toàn bộ Biển Đông. Trong hai năm nay, họ đã xây dựng tại vùng biển này nhiều hòn đảo nhân tạo có thể dùng làm nơi cập bến cho các tàu thuyền cỡ lớn và nơi hạ cánh cho các phi cơ quân sự.

Năm 2013, Philippines nộp đơn kiện China tại toà trọng tài Liên Hiệp Quốc để thách thức điều mà họ cho là “những yêu sách chủ quyền quá đáng” của Bắc Kinh ở Biển Đông. China bác bỏ đề nghị trọng tài và không tham gia vụ kiện. Phán quyết về vụ án dự kiến sẽ được loan báo trong vài tháng tới đây.



Các thành viên Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đứng trên boong tàu khu trục Izumo.


Nhật Bản không có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, nhưng có tranh chấp với China về chủ quyền một quần đảo không người ở ở Biển Hoa Đông và họ tiếp tục bay vào không phận mà China tự ý tuyên bố là Vùng nhận dạng Phòng không.

Trong vài tháng qua, Úc đã lên tiếng một cách mạnh mẽ hơn để ủng hộ vụ kiện trọng tài và những hoạt động khẳng định tự do hàng hải ở Biển Đông. Các giới chức quốc phòng Úc cũng cho biết có sự gia tăng của những lời cảnh báo của China đối với các máy bay quân sự của Úc bay qua những hòn đảo nhân tạo.

Ông Richard Heydarian, một nhà phân tích địa chính trị của Đại học De LaSalle ở Manila, cho biết sự can dự nhiều hơn của Nhật Bản và Úc ở Biển Đông là để chuẩn bị cho phán quyết của toà trọng tài.

Các nhà phân tích cho rằng phán quyết đó có phần chắc sẽ có lợi cho Philippines, và ông Heydarian nói việc chấp hành quyết định đó sẽ rơi vào tay những nước có khả năng nhiều nhất để giám sát khu vực có tranh chấp.

"Tín hiệu cho China thật là rõ ràng. Đó là phần còn lại của khu vực, Hoa Kỳ và các nước đồng minh đang chuẩn bị cho bất kỳ tình huống bất trắc nào. Và Philippines, nước có quan hệ xấu nhất với China trong khu vực, cũng đang nhận được sự giúp đỡ tối đa từ Hoa Kỳ và những nước đồng minh quan trọng như Úc và Nhật Bản."

Các giới chức cho biết một hệ thống phóng rocket dễ di chuyển có thể bắn đi các loại phi đạn địa đối không và địa đối địa sẽ được thử nghiệm trong cuộc thao dượt năm nay, và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ đến dự khán cuộc tập trận khi ông đến thăm Philippines vào tuần sau.

Cuộc diễn tập này sẽ kết thúc vào ngày 15 tháng tư.

______

Philippines, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam có những yêu sách chủ quyền chồng chéo nhau trong vùng biển có nhiều tài nguyên và là hải lộ quan trọng của thương mại thế giới. China nói rằng họ có “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với hầu như toàn bộ Biển Đông. Trong hai năm nay, họ đã xây dựng tại vùng biển này nhiều hòn đảo nhân tạo có thể dùng làm nơi cập bến cho các tàu thuyền cỡ lớn và nơi hạ cánh cho các phi cơ quân sự.

______

Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh hải của Việt Nam đã và đang bị tàu cộng chiếm đóng và tàu cộng đã ngang nhiên chiếm hầu như trọn Biển Đông chỉ vì cái công hàm BÁN NƯỚC Ô NHỤC ngày 14-9-1958 mà bè lũ chó má việt cộng đã ký BÁN lãnh hải của Giang Sơn Việt từ bao đời cho tàu cộng để đổi lấy QUYỀN LỰC của những thằng thái thú cho tàu cộng ĐỘC TRỊ dân Việt, thay giặc tàu TIÊU DIỆT dân Việt .

Bên cạnh công hàm BÁN NƯỚC Ô NHỤC ngày 14-9-1958 này, bè lũ chó má việt cộng đã và đang ký nhiều văn tự BÁN NƯỚC khác dưới dạng "hiệp ước", "mật ước", "Hợp đồng thuê mướn" ... tạo điều kiện cho giặc tàu CHIẾM TRỌN đất nước Việt Nam không tốn giọt máu .

Bọn giặc tàu tràn ngập trên khắp đất nước Việt Nam, chúng ra vào Việt Nam không cần "visa", chúng tự do hà hiếp, đánh đập , lăng nhục dân Việt với sự tiếp tay, đồng tình của bè lũ chó má BÁN NƯỚC DIỆT NÒI việt cộng .

Bọn tàu cộng với mưu đồ độc bá Biển Đông đã trở thành hiểm họa cho cả thế giới với sự ĐỒNG LÕA ĐẦY TỘI ÁC của bè lũ chó má BÁN NƯỚC cầu vinh việt cộng .


Thế giới vì QUYỀN LỢI của họ, bè lũ chó má việt cộng vì mục tiêu duy nhất là bảo vệ cái đảng chó má  BÁN NƯỚC việt cộng của chúng để tiếp tục BÁM CHẶT QUYỀN LỰC tiếp tục ngồi trên đầu dân Việt, nô lệ dân Việt .

Rõ ràng bè lũ chó má việt cộng trước sau cũng chỉ ú a ú ớ và tiếp tục NGẬM MIỆNG cúi đầu lòn trôn giặc tàu, không hề có hành động cụ thể nào để bảo vệ đất nước mà chỉ "xác định chủ quyền" bằng nước bọt và ra sức đàn áp, bắt bớ, đánh đập, tù đày, giết hại, thủ tiêu những người dân thực tâm yêu nước lên tiếng chống lại bọn "tàu cộng xâm lược" .

Rõ ràng bè lũ chó má việt cộng đã BÁN NƯỚC cho tàu cộng không thể chối cãi, dân Việt PHẢI LÀM GÌ để tự cứu mình, cứu nước, để thoát ách nô lệ, thoát ách bị trị như những con vật, để được đứng lên làm người là vấn đề KHẨN THIẾT cần phải đặt ra .


***

Chân thành cám ơn Quý Anh Chị ghé thăm "conbenho Nguyễn Hoài Trang Blog".
Xin được lắng nghe ý kiến chia sẻ của Quý Anh Chị 
trực tiếp tại Diễn Đàn Paltalk
: 
1Latdo Tapdoan Vietgian CSVN Phanquoc Bannuoc . 
Kính chúc Sức Khỏe Quý Anh Chị . 


conbenho
Tiểu Muội quantu
Nguyễn Hoài Trang
05042016

___________

Cộng sản Việt Nam là TỘI ÁC
Bao che, dung dưỡng TỘI ÁC là ĐỒNG LÕA với TỘI ÁC

No comments: